Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước

Thứ ba - 18/06/2024 13:03 200 0

Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

Chúng ta hoàn toàn có đầy đủ căn cứ khoa học một cách vững chắc cả về lịch sử và pháp lý phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nhà nước Việt Nam từ lâu đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và liên tục thực hiện chủ quyền thực sự của mình đối với hai quần đảo này.

Thời vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ mang tên “Hồng Đức bản đồ”. Đến những năm đầu thế kỷ XVII một nho sinh tên là Đỗ Bá đã vẽ bản đồ này với tên gọi thân thương là Bãi Cát Vàng. Khi nói đến Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta càng tự hào khi thấy bản đồ mà Phan Huy Chú đã vẽ năm 1834 (triều vua Minh Mạng) khẳng định rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Cát Vàng đó thuộc về Việt Nam.

Năm 1776 khi Lê Quý Đôn được vào nhận chức ở Thuận Hóa cũng viết và kể lại rằng có những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải mà Chúa Nguyễn đã cử ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thu lượm những sản vật, những đội đó có những lễ khao lề thế lính mà giờ đây ở những làng ven biển vẫn tổ chức hàng năm vào tháng 3 Âm lịch. (Tháng 8/2011 phát hiện thêm một bài văn tế lính Hoàng Sa – Trường Sa ở ngay trong đất liền, tại thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, không chỉ ở Lý Sơn mới tổ chức các nghi lễ về khao lề thế lính Hoàng Sa – Trường Sa mà ngay ở trong đất liền (các vùng ven biển) của tỉnh Quảng Ngãi cũng từng tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – Trường Sa).  Ngày 28/4/2013, tại đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn lễ đón nhận bằng “Di sản văn hóa phi vật thể lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” đã được tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức – Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn, một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Gắn liền với cuộc sống của cư dân đảo ngoài những lễ nghi truyền thống còn có hơi thở của biển, của tiếng ốc u năm xưa mà cho đến bây giờ vẫn còn vang xa: “Ốc u đã thổi lên rồi, để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa”

Lịch sử trải dài mấy trăm năm, không chỉ xác lập chủ quyền bằng những đội hùng binh ấy mà đến đầu thế kỷ XX, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có thêm nhiều hoạt động về khoa học kỹ thuật như: khảo sát xây dựng hải đăng, lập trạm vô tuyến, đặt trạm khí tượng thủy văn cung cấp số liệu quan trắc cảnh báo thời tiết cho khu vực và tổ chức Khí tượng thế giới,….

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản và các văn bản pháp luật về biển đảo của Nhà nước ta và luật biển quốc tế, những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo trên biển đông, những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký kết với các nước láng giềng, các nước có liên quan. Tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia có biển, đã góp phần làm cho nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ về vị trí chiến lược của biển, đảo từng bước được nâng cao.

Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển, đảo nước ta trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” trong đó nhấn mạnh “ Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW; Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 phê duyệt đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 phê duyệt đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ về chiến lược biển, đảo cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nên trong những năm qua, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng như: Kinh tế biển, ven biển được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển kết hợp phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, tăng nhanh các ngành dịch vụ, du lịch, kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển, xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo.

Đảng bộ và chính quyền Tây Ninh luôn luôn phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra: “…kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh (tổng hợp)

Nguồn tin: Theo VNExpress:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay1,252
  • Tháng hiện tại17,246
  • Tổng lượt truy cập1,791,659
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây