88 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng Dân quân tự vệ

Thứ bảy - 25/03/2023 21:43 810 0

Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ra “Nghị quyết về đội tự vệ” được coi là ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam.

Trong lịch sử phát triển của dân quân tự vệ đã gắn liền với sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1935 đến năm 1945, các đội tự vệ ở cả nông thôn và thành thị ra đời, làm nòng cốt cho quần chúng thực hiện vũ trang khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và mở rộng các căn cứ địa. Tháng 8 năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ đã cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lập. Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, dân quân tự vệ trở thành lực lượng vũ trang của Nhà nước Việt Nam độc lập, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức rộng khắp ở các làng xã, đường phố trong cả nước, thực sự là công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày nay, lực lượng dân quân tự vệ được phát triển cả về chất lượng, số lượng, biên chế trang bị. Tổ chức, biên chế tinh gọn hơn nhưng chất lượng tổng hợp của dân quân tự vệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.

Trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ có trách nhiệm thực hiện phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến theo qui định của pháp luật.

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Trải qua 88 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo và đã lập nhiều chiến công to lớn; có 370 tập thể và 284 cá nhân thuộc lực lượng dân quân tự vệ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Dân quân tự vệ Việt Nam xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Ở Tây Ninh, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban cứu nước Nam Bộ, tháng 11/1940 các nhóm Đảng đầu tiên của tỉnh ở Long Giang, Long Chữ, Long Khánh( Bến Cầu) và quán cơm Thanh Điền (Châu Thành) đã bí mật phát động quần chúng rèn gươm, mã tấu, may cờ đỏ sao vàng, nhiều nơi nhân dân đã tự tổ chức các đội dân binh, trang bị gậy gộc, giáo mác, tự xếp thành đội ngũ dưới danh nghĩa là chống thú dữ, bảo vệ xóm làng, bảo vệ mùa màng nhưng thực chất đó là những đội du kích đầu tiên do Đảng tổ chức và lãnh đạo, các đội dân binh ấy đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, chống ác bá, cường hào, chống cướp và bọn quấy nhiễu trên biên giới, bảo vệ nhân dân an tâm sản xuất được nhân dân tin yêu, che chở, nuôi nấng, khi ban cán sự Đảng lãnh đạo nhân dân Tây Ninh nổi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 25/8/21945 chính các chi đội dân binh dưới sự lãnh đạo của những cán bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh như đồng chí Trần Văn Đẩu, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Công Bằng đã làm nòng cốt bảo vệ nhân dân tiến vào Tòa hành chánh tỉnh, các huyện buộc địch phải trao chính quyền về tay nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ ở Tây Ninh trong những ngày đầu cách mạng.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết tạm chia hai miền. Bộ đội phần lớn là đi tập kết, còn lại phong trào nhân dân là những chiến sỹ du kích, những Đảng viên, cán bộ phong trào; địch dìm cách mạng miền Nam trong máu lửa, đau thương và những người chiến sĩ du kích năm xưa lại tiếp tục rèn gươm, mã tấu lãnh đạo nhân dân vùng lên bằng Đồng Khởi-Tua Hai mở đầu cho nhân dân Tây Ninh đánh Mỹ-Ngụy. Trong giai đoạn này du kích Tây Ninh đánh địch 776 trận diệt 2.000 tên địch, thu 343 súng các loại, góp phần vào đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Khi đất nước có hòa bình thì cuối năm 1975, Tây Ninh lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Ninh do tập đoàn Pôn-Pốt phát động, cuộc chiến đã gây tổn thất của nhân dân không kém các cuộc chiến tranh trước đó. Lực lượng dân quân du kích đã sát cánh chiến đấu với các lực lượng vũ trang tỉnh đánh bật cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ quốc tế cao cả.

88 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng Dân quân tự vệ cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đã ghi lại biết bao dấu ấn, sự kiện lịch sử. Lực lượng du kích Tây Ninh đã được tặng lá cờ thêu bốn chữ vàng “ Tây Ninh trung dũng”, nhiều chiến sĩ đã được tặng danh hiệu cao quý “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” như: đồng chí Nguyễn Văn Chắt, đồng chí Bùi Văn Thuyên..v.v.., 03 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 17 đơn vị được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, 43 đơn vị dân quân và thanh niên xung phong được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, có 15.581 du kích được tặng Huân chương Hữu nghị. Đó là những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng cho những chiến công của Dân quân tự vệ trong hơn nữa thế kỷ qua, cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ Tây Ninh tự hào với truyền thống chiến đấu vẻ vang của mình, thường xuyên nâng cao cảnh giác, luôn mài sắc ý chí chiến đấu, phấn đấu xây dựng lực lượng không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương Tây Ninh vững bước tiến lên trong sự nghiệp đổi mới./.

Hình ảnh hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ Phường 1

Đ/c Phạm Minh Khoa-Chỉ huy trưởng BCH Quân sự Phường 1-sinh hoạt tư tưởng cho lực lượng DQTV

DQTV Phường 1 huấn luyện phòng chống biểu tình

DQTV phối hợp cùng lực lượng Công an Phường tuần tra giữ gìn an ninh trật tự-an toàn xã hội

DQTV Phường 1 ra quân làm công tác dân vận

Tăng gia sản xuất

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh

Nguồn tin: BCH Quân sự Phường 1; TTV11

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay861
  • Tháng hiện tại16,855
  • Tổng lượt truy cập1,791,268
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây