Cách giảm gánh nặng cho người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Thứ tư - 23/08/2023 11:32 69 0

Trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, ước tính cứ mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc và số người mắc sa sút trí tuệ tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm

Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ…

Sa sút trí tuệ có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 – 80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ).

Bệnh nhân hầu hết là người già trên 60 tuổi, được con cái, người thân đưa đến điều trị sa sút trí tuệ tại Viện Sức khỏe tâm thần với các "kiểu": ăn rồi bảo chưa ăn, cứ luôn miệng kêu bị mất cắp tiền, vàng. Có người lo âu, có người trầm cảm, có người lại bị tăng động, bỏ nhà đi và không nhớ đường về…

Trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, ước tính cứ mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc sa sút trí tuệ và số người mắc tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.

Biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ

Biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ là suy giảm trí nhớ. Đây là tình trạng suy giảm nhận thức - chức năng cao cấp của vỏ não, trí nhớ, ngôn ngữ, xử lý thông tin, quên cái này cái kia… Nhiều người nghĩ việc không nhận ra người quen cũ, hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà… là bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ, cần can thiệp sớm. Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng những dấu hiệu sớm có thể xuất hiện từ độ tuổi 50.

Sau giai đoạn sớm là giai đoạn sa sút trí tuệ. Người bệnh bị thay đổi nhận thức như: quên, giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, rối loạn định hướng; kết hợp với các biểu hiện tâm thần như loạn thần, trầm cảm, lo âu, nhân cách thay đổi, kích động, đi lang thang, đứng ngồi không yên… làm ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày, dẫn đến phải sống phụ thuộc vào người thân.

Phát hiện và can thiệp giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh dùng thuốc điều trị suy giảm nhận thức và các rối loạn tâm thần kèm theo thì việc xây dựng các kế hoạch hỗ trợ bằng các phương pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, tập nhận thức và trí nhớ, liệu pháp hồi tưởng, sử dụng búp bê, âm nhạc, tập thể dục và can thiệp giao tiếp, can thiệp giúp đi vệ sinh… sẽ giúp người bệnh có thể tăng cường khả năng sống độc lập, từ đó giảm gánh nặng cho người chăm sóc.

Tùy thuộc các biểu hiện và triệu chứng mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc.

Chăm sóc sa sút trí tuệ như thế nào cho đúng cách và giảm gánh nặng?

Tùy thuộc các biểu hiện và triệu chứng mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc:

- Chăm sóc đặc biệt: Khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, ung thư. Người nhà thực hiện cho bệnh nhân:

Uống thuốc đủ, đúng liều.
Theo dõi thường xuyên huyết áp, đường huyết bằng máy.
Áp dụng chế độ ăn khoa học, giảm đường, muối, tăng cường ăn rau xanh, đạm, hạn chế chất béo động vật.
Luyện tập thể dục thường xuyên.
Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.

- Hay bị quên: Người bệnh nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, thậm chí chỉ cách nhau vài phút. Hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ để chúng ở đâu. Quên đi những sự kiện gần đây và quên tên của mọi người, không nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của mình và người thân.

Lúc này bạn cần:

Tập chơi các trò chơi vận động não như xếp hình, sudoku.
Tập thói quen để đồ vật ở những nơi cố định. Trước khi đặt xuống tập nhìn và cố gắng ghi nhớ vị trí.
Thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với nhiều người.
Ghi địa chỉ và số thoại vào vòng đeo tay để phòng khi đi lạc.

- Mất phương hướng: Người bệnh không nhớ ngày tháng năm, không nhận thức được vị trí hiện tại,thậm chí bị lẫn các phònghoặc vị trí ngay trong nhà. Bạn cần thực hiện giúp họ bằng cách:

Luôn hỏi bệnh nhân các câu hỏi về vị trí và lặp lại hằng ngày.
Thường xuyên đưa bệnh nhân ra ngoài đi dạo và nói về các mốc đặc biệt trên đường về. Có thể để bệnh nhân tự đi về và người chăm sóc ở phía sau quan sát hỗ trợ.
Đeo vòng tay, vòng cổ chứa thông tin, địa chỉ và số điện thoại người thân.

- Tự chăm sóc: Bệnh nhân không tự chăm sóc được bản thân hoặcphụ thuộc một phần vào người khácBạn có thế hỗ trợ và hướng dẫn để bệnh nhân có thể tự chăm sóc tối đa.Đơn giản hóa lịch sinh hoạt, cố định các vật dụng cá nhân để bệnh nhân dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.

- Rối loạn giác ngủ, trầm cảm, trầm cảm, hoang tưởng. Khi bị sa sút trí tuệ bệnh nhân buồn rầu, ngại giao tiếp. Luôn cảm giác bị mất tiền, bị phản bội. Mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức - ngủ. Khó vào giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm và hay gặp ác mộng.

Những lúc này bạn nên:

Ở bên cạnh quan tâm chia sẻ.
Khuyến khích bệnh nhân nói nhiều hơn.
Tránh gây cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân.
Giữ bệnh nhân ở khu vực an toàn tránh va đập, cất các vật sắc nhọn dẽ gây thương tích cho họ xa tầm tay.
Khuyến khích thể dục để giữ tinh thần thoải mái, hỗ trợ giấc ngủ.
Nên tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ.

Tác giả bài viết: Huỳnh Quí

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
cong bao tay ninh
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,732
  • Tháng hiện tại84,521
  • Tổng lượt truy cập751,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây