Các điểm cần lưu ý của Luật bảo vệ người tiêu dùng

Thứ tư - 05/03/2025 08:45 46 0

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 ra đời nhằm hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, khả thi; tạo thêm động lực để thúc đẩy, hoàn thiện môi trường tiêu dùng an toàn, chất lượng, tăng sức cạnh tranh để các doanh nghiệp có thể phát triển và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn cho người tiêu dùng.

* Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương bao gồm 07 nhóm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số,...

Khi thực hiện giao dịch với nhóm người tiêu dùng này, các doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi đầy đủ và phù hợp đối với từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật có liên quan và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định doanh nghiệp cần áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương; không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;…đặc biệt, doanh nghiệp cần xây dựng, ban hành và công khai chính sách bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

* Thông báo trước khi thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng 

Trong số các trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần lưu ý trách nhiệm quy định tại Điều 17, Điều 18 về cơ chế, phương thức để thông báo và có được sự xác nhận đồng ý của người tiêu dùng về phạm vi thông tin đồng ý cung cấp và lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép doanh nghiệp thực hiện việc sử dụng thông tin để chia sẻ, tiết lộ, chuyển giao thông tin cho bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin của người tiêu dùng để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động có tính chất thương mại khác.

* Trách nhiệm liên quan đến giao dịch với người có ảnh hưởng

Hiện nay, việc các doanh nghiệp bán lẻ hợp tác với người có ảnh hưởng (KOLs, KOCs) tham gia vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Người có ảnh hưởng là khái niệm mới, được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Khi sử dụng người có ảnh hưởng để giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo trước, công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ dưới mọi hình thức cho người có ảnh hưởng để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

* Thời hạn bảo hành trong trường hợp thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi sản phẩm, hàng hóa mới

Trong quá trình kinh doanh, việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp phân phối, bán lẻ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường hợp các doanh nghiệp thực hiện bảo hành bằng cách thay thể, đổi linh, phụ kiện, sản phẩm, hàng hóa mới cho người tiêu dùng thì thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hóa đó được tính như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thay thế linh kiện, phụ kiện: thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện đó được tính lại từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh đổi sản phẩm, hàng hóa mới: thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hóa đó được tính lại từ thời điểm đổi mới sản phẩm, hàng hóa

* Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng. Bên cạnh việc tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại, các doanh nghiệp còn có trách nhiệm xây dựng, công khai quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng theo các hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp đó.

Tác giả bài viết: Minh Hiếu

Nguồn tin: Tạp chí Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay1,090
  • Tháng hiện tại1,090
  • Tổng lượt truy cập1,871,135
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây