Nhà cổ đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên-điểm đến du lịch tại Thành phố Tây Ninh

Thứ sáu - 09/06/2023 15:59 1.451 0

Giữa trung tâm thành phố Tây Ninh phồn hoa, hiện đại xuất hiện một ngôi nhà cổ trên 120 tuổi, dù lọt thỏm bên các căn nhà cao tầng nhưng lại tỏa ra một sức hút không thể cưỡng lại.

Đôi nét về ngôi nhà cổ 

Tọa lạc tại số 39 đường Phan Chu Trinh thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có một ngôi nhà cổ của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên ( hay còn gọi là Nguyễn Tâm Kiên)-một vị quan thời Pháp thuộc người miền Trung.  Được biết, căn nhà được xây từ năm 1894, vì vậy đến nay nó đã được 129 tuổi và đang thuộc sở hữu và sự quản lý của gia đình anh Nguyễn Anh Kiệt – cháu đời thứ năm của cố chủ nhân căn nhà. Điều đặc biệt là dù đã xây dựng từ rất lâu rồi nhưng mặc chi bao người ra đi, bao ngôi nhà bị sụp đổ vì sự tàn phá của chiến tranh, hay sự khắc nghiệt của thời gian thì ngôi nhà nhỏ bé ấy vẫn đứng sừng sững và hiên ngang không hề hấn gì. Chính vì vậy, hiện tại thậm chí có người từ tỉnh khác đến đổi một ngôi biệt thự khang trang và hiện đại để lấy ngôi nhà cổ trên 120 tuổi ở Tây Ninh thì chủ nhà vẫn từ chối không hề suy nghĩ và đang hết sức giữ gìn, bảo vệ. Trước kiến trúc và những giá trị lịch sử ý nghĩa của căn nhà cổ, vào ngày 19/9/2017, UBND tỉnh Tây Ninh đã vinh danh nó là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, vì thế nó lại càng thu hút được nhiều sự quan tâm và có nhiều người đến tham quan hơn.

Kiến trúc ấn tượng của ngôi nhà cổ

Ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo, có một không hai ở tỉnh Tây Ninh. Tuy nhà có một số chỗ mục nát, xuống cấp hư hỏng nhưng về tổng thể, nhà cổ Đốc phủ sứ được con cháu gìn giữ khá hoàn hảo và đảm bảo nguyên bản xây dựng ban đầu. Thời điểm xây dựng chính xác của căn nhà là vào ngày 17/1/1984, được khắc rõ trên tấm biển gỗ phía sau căn nhà.

Toàn cảnh ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên-di tích lịch sử-kiến trúc tỉnh Tây Ninh

Ngôi nhà có diện tích khoảng 240 m2, trong đó chiều dài khoảng 20m và chiều rộng 12m, được xây theo kiểu chữ “Đinh” truyền thống, mái thì lợp ngói âm dương điển hình của các căn nhà thời xưa và mặt tiền nhìn thẳng về Núi Bà Đen hùng vĩ.  Tuy nhiên, điểm độc đáo của căn nhà cổ của Đốc Phủ sứ Tây Ninh là có thêm sự giao thoa của nét Tây Âu, với nền nhà được lát bằng gạch tàu hình lục giác chứ không phải bằng gạch nung hình chữ nhật thông thường và 1 căn tầng lửng (gác xép) rộng rãi, thoáng mát với chiếc cầu thang bằng gỗ được lắp đặt tinh xảo nối lên tầng trên. Các cánh cửa đều được làm bằng gỗ, dù đã phai màu theo năm tháng nhưng vẫn còn rất chắc chắn và cứng cáp, thậm chí các khung gỗ vẫn còn khít nguyên như lúc ban đầu. Trong đó, có 4 cửa chính, 8 cửa sổ ở tầng trệt và 2 cửa sổ ở gác xép chia đều ra hai bên, vì thế khi mở hết cửa thì căn phòng có thể thu trọn được ánh nắng và những cơn gió mát lành, khiến không gian luôn sáng sủa và thoáng đãng.Từ trong nhà nhìn ra một khoảng sân rộng với nhiều cây cảnh, gian sau nhà thì được thiết kế cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu nướng, nghỉ ngơi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là bức tường bên hông đã mọc rêu phong xanh rì và được những giàn dây leo chằng chịt phủ kín một cách tự nhiên, kết hợp với những chậu hoa xinh xắn xếp thẳng hàng bên dưới, tạo thành một bức tranh hoàn hảo.

Vách tường rêu phong-điểm nhấn của ngôi nhà cổ

Những kỷ vật 'vô giá' 

Nếu kiến trúc ngôi nhà cổ trên 120 tuổi ở Tây Ninh có sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây thì nội thất và cách bày biện chúng lại hoàn toàn theo phong cách thuần Việt. Với gian giữa làm nơi thờ tự tổ tiên và quan Đốc phủ sứ, có bàn hương án, khám thờ cùng liễng đối.

Gian thờ tự tổ tiên của nhà cổ

Mặc dù đồ đạc trong nhà đã ít hơn lúc mới xây dựng vì vào thời kỳ chiến tranh gia đình sợ bị hư hại mang đã mang đi gửi rồi bị thất lạc mất, nhưng vẫn hết sức đủ đầy, điển hình là: bộ trường kỷ quý bày giữa nhà, bộ ván ngựa dày 10cm ở hai bên, các bàn ghế nhỏ để tiếp khách, tủ thờ, tấm phản hay tranh liễu treo trên tường,… 

Thậm chí là những vật dụng hiện đại chỉ có thể thấy trong các gia đình khá giá thời Pháp xưa như: máy hát đĩa bằng đồng, điện thoại quay số và máy đánh chữ kiểu cũ…cũng vẫn còn được lưu giữ tại đây.

Những kỷ vật  vô giá được gia đình lưu giữ

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
BẦU CỬ TRƯỞNG KHU PHỐ NHIỆM KỲ 2024-2029
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,914
  • Tháng hiện tại61,828
  • Tổng lượt truy cập1,476,206
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây