Các chính sách tín dụng  khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn

Thứ tư - 31/01/2024 20:19 206 0

Tại điều 4 Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 quy định các chính sách tín dụng  khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:

a) Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại so với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ;

b) Căn cứ để xác định chênh lệch lãi suất hỗ trợ

Mức lãi suất cho vay làm cơ sở để cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đối với khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có cùng kỳ hạn tại thời điểm hợp đồng vay vốn được ký kết, do ngân hàng Nhà nước tỉnh cung cấp.

Mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước làm căn cứ cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước công bố áp dụng cho từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;

c) Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại Nhà nước

Tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư;

Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 06 năm;

Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm;

d) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Theo mức dư nợ thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án nhưng không quá 20 tỷ đồng/dự án.

2. Vốn cấp bù chênh lệch lãi suất bố trí từ ngân sách tỉnh theo quy định

a) Ngân sách tỉnh cấp trực tiếp cho doanh nghiệp chênh lệch lãi suất vay mà doanh nghiệp được hỗ trợ và được thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa doanh nghiệp với Ngân hàng thương mại Nhà nước trên cơ sở hợp đồng đã ký;

b) Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản dư nợ quá hạn từ thời điểm quá hạn.

Tác giả bài viết: Thanh Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay2,260
  • Tháng hiện tại61,318
  • Tổng lượt truy cập1,754,786
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây