Ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Trong lịch sử mỗi dân tộc, lịch sử lập hiến là bộ phận đặc biệt quan trọng. Công cuộc lập hiến ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XX, với sự vận động của các phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập, đòi dân quyền, mong sớm có một chế độ chính trị và bộ máy cầm quyền tận tụy phục vụ nhân dân. Tất cả các việc đó đều không ngoài yêu sách chung là đòi hỏi chính quyền thực dân, phong kiến xây dựng bản hiến pháp cho nước Việt Nam ta.
Đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước độc lập, chính quyền về tay nhân dân, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa 1 thông qua ngay tại kỳ họp thứ 2 vào ngày 09/11/1946. Đây là sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt, là dấu mốc quan trọng mở đầu con đường phát triển mới không chỉ của lịch sử lập hiến mà của cả dân tộc. Từ ngày giành độc lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã lần lượt xây dựng 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản hiến pháp ấy kế thừa nhau và phát triển liên tục trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, đưa đất nước tiến theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác pháp luật nên Điều 8 Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2017 đã quy định “Ngày 09 tháng 11 hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Đây là quy định đã chính thức pháp điển hóa lựa chọn ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức trước hết là nhằm tôn vinh giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội.
Tác giả bài viết: Trương Thị Thanh Tâm
Nguồn tin: TỔNG HỢP
Ý kiến bạn đọc