Theo Điều 10 của Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 quy định quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế và cải cách tư pháp như sau:
Điều 10. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
b) Cho ý kiến về nội dung hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp đối với việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nội dung cho ý kiến theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, Luật thỏa thuận quốc tế), phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án (nội dung cho ý kiến về sự phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Nghị định này), tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (cho ý kiến về nội dung dự thảo Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo).
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
đ) Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Tác giả bài viết: Thanh Tâm
Nguồn tin: Cổng TTĐT Chính phủ:
Ý kiến bạn đọc