Điều 6 và Điều 42 của luật phòng, chống ma túy quy định trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống ma túy như sau:
1. Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy
Theo Điều 6 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định cá nhân, gia đình có trách nhiệm như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- Mỗi gia đình phải có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy;
Hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy; giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của gia đình có người nghiện ma túy
Căn cứ Điều 42 Luật phòng, chống ma túy quy định trách nhiệm của gia đình có người nghiện ma túy như sau:
- Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:
+ Hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
+ Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc;
Phối hợp với cơ quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
- Cộng đồng nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm sau đây:
+ Động viên, giúp đỡ người nghiện ma túy.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
Như vậy, gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống ma túy, hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động tuyên truyền giáo dục đến mỗi cá nhân.
Tác giả bài viết: Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc