Chúng ta đều biết, Quân đội là trường học lớn, nơi có tính tổ chức kỷ luật cao, giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành người có bản lĩnh và nhân cách, tri thức và thể lực để vững bước tương lai.
Trong khi hầu hết các gia đình có con em ở độ tuổi thực hiện NVQS nêu cao ý thức trách nhiệm, động viên con cháu thực hiện tốt NVQS thì cũng không ít bậc phụ huynh vì lo con phải đối mặt với khó khăn, vất vả trong môi trường quân ngũ; phải xa gia đình, người thân; tạm thời không có người lao động hoặc có thể ảnh hưởng đến dự định tương lai... nên không hợp tác khi chính quyền gọi thanh niên đăng ký khám tuyển NVQS. Họ liên hệ nhờ vả để con em mình không phải khám tuyển hoặc tìm cách để loại khỏi danh sách nhập ngũ. Đây là khoảng trống trong nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân.
Quân đội là trường học lớn, nơi có tính tổ chức kỷ luật cao, giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành người có bản lĩnh và nhân cách, tri thức và thể lực để vững bước tương lai. Hơn nữa, Điều 45, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Luật NVQS năm 2015 cũng đã quy định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện NVQS.
Thực tiễn trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lớp lớp thanh niên luôn ý thức rằng, việc tham gia quân ngũ không chỉ là bổn phận, nghĩa vụ của công dân đối với đất nước mà còn là vì danh dự của gia đình, dòng họ và quê hương. Tuyệt đại đa số gia đình, dòng họ đã động viên con cháu hăng hái xung phong tòng quân ra trận. Thậm chí, nhiều thanh niên chưa đủ tuổi nhập ngũ, không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, thể trạng đã tìm cách để vào quân ngũ đi chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thời ấy, thế hệ thanh niên có động lực lớn lao như vậy một phần rất quan trọng là do giáo dục, tuyên truyền, cổ vũ, động viên từ gia đình.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm thì toàn dân tham gia đánh giặc. Đất nước hòa bình, mọi người vừa có trách nhiệm xây dựng đất nước, vừa có trách nhiệm tham gia lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Việc gia đình thực hiện vai trò giáo dục, động viên con em tham gia thực hiện NVQS có ý nghĩa to lớn, tạo dựng cơ sở xã hội, dư luận xã hội để thu hút thanh niên đăng ký thực hiện NVQS. Bởi vậy, từng gia đình cần nhận thức đúng đắn, chấp hành nghiêm pháp luật để giáo dục, động viên thanh niên thực hiện NVQS, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cần lên án mạnh mẽ, xem xét, xử lý nghiêm minh những người tìm cách cho thân nhân trốn tránh thực hiện NVQS, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực trong việc này.
Tuổi trẻ Phường 1 sẳn sàng lên đường thi hành NVQS
Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang triển khai các bước xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NVQS năm 2015. Thiết nghĩ, ngoài việc nghiên cứu bổ sung các chính sách để tạo công bằng xã hội trong thực hiện NVQS và có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút thanh niên nhập ngũ thì cần xây dựng những quy định cụ thể, nghiêm khắc trong xử lý những người trốn tránh NVQS hoặc bày cách, can thiệp cho thanh niên trốn tránh NVQS.
Trong khi hầu hết các gia đình có con em ở độ tuổi thực hiện NVQS nêu cao ý thức trách nhiệm, động viên con cháu thực hiện tốt NVQS thì cũng không ít bậc phụ huynh vì lo con phải đối mặt với khó khăn, vất vả trong môi trường quân ngũ; phải xa gia đình, người thân; tạm thời không có người lao động hoặc có thể ảnh hưởng đến dự định tương lai... nên không hợp tác khi chính quyền gọi thanh niên đăng ký khám tuyển NVQS. Họ liên hệ nhờ vả để con em mình không phải khám tuyển hoặc tìm cách để loại khỏi danh sách nhập ngũ. Đây là khoảng trống trong nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân.
Tác giả bài viết: Ngọc Khánh
Nguồn tin: BCH Quân sự Phường 1:
Ý kiến bạn đọc