Luật số 84/2015/QH13 được Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thị hành kể từ ngày 01/7/2016 An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Như thế nào là an toàn lao động, vệ sinh lao động
Theo khoản 2 và khoản 3, Điều 3 của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì:
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
2. Các nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (theo Điều 5 luật ATVSLĐ 2015)
Việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm 3 nguyên tắc sau:
-Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
-Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
-Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Tác giả bài viết: Ngọc Khánh
Nguồn tin: Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
Ý kiến bạn đọc