Việc đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội hiện nay có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân mà còn phát sinh nhiều hệ lụy và người phát tán các thông tin sai sự thật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 37 điều 1 của Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử nêu rõ:
37. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 101 như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Tác giả bài viết: Ngọc Khánh
Nguồn tin: Cổng TTĐT Chính phủ
Ý kiến bạn đọc