Dịch bệnh thường gặp mùa nắng nóng

Thứ hai - 08/05/2023 11:58 733 0

Năm nay với thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nhiệt độ tăng hơn mọi năm; hiện nay nắng nóng đã diễn ra trên diện rộng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ở trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh lây nhiễm như: tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Còn ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già thường hay gặp phải bệnh phổi, tim mạch, huyết áp, đột quỵ não…

Các loại bệnh thường xảy ra trong mùa nắng nóng và cách phòng tránh:

1. Bệnh tim mạch

Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ. Đặc biệt là những người lớn tuổi, Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch.

Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng tránh trường hợp bị say nắng say nóng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

2. Bệnh cường tuyến giáp

Cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Rất nhiều người, kể cả các thầy thuốc hiểu sai về vấn đề này. Vì hội chứng là tập hợp các triệu chứng do nhiều bệnh gây nên, trong đó có bệnh bướu giáp trạng mà dân gian hay gọi nôm na là bướu cổ. Có hai loại bướu cổ hay gây ra hội chứng cường giáp là bệnh Basedow, hay còn gọi là bướu cổ lồi mắt và bướu cổ đa nhân nhiễm độc.

Các biểu hiện hay gặp của bệnh là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh (trong một thời gian ngắn, người bệnh có thể sụt đến hơn 10kg), nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi nhiều, trong người luôn có cảm giác nóng nảy, bực tức, khó ngủ, phù mắt, tay run, rụng tóc… Bức xạ mặt trời, nắng nóng và thừa iốt (thường thấy ở miền biển) cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp.

Cách phòng tránh: Không nên ra ngoài trời khi nắng nóng.

3. Viêm cơ

Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa. Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

Cách chữa trị: Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.

4. Nhiễm trùng da, côn trùng cắn

Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Ngoài ra, cơ thể rất dễ bị côn trùng cắn như: muỗi, kiến ba khoang, ong… Vết cắn có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.

Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).

Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.

5. Viêm họng và thanh quản, bệnh phổi

Trời nắng nóng, nhu cầu sử dụng quạt điện, điều hòa tăng; ăn kem, uống nước đá hay tắm nước lạnh là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Cách phòng tránh, chữa trị: Dùng quạt, điều hòa hợp lý, không quá lạnh so với nhiệt độ ngoài trời; tránh viêm họng, tránh bị sốc nhiệt. Uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ. Nếu bị viêm họng thì nhất thiết phải uống thuốc vì bệnh này rất nguy hiểm đối với tim và thận.

Viêm phổi là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong. Viêm phổi là bệnh về đường hô hấp, nhất là trong mùa hè, với tỷ lệ người mắc phổi cao. Tỷ lệ người nhập viện với những biến chứng nguy hiểm, do hiểu biết sai lầm trong cách phòng và điều trị bệnh cũng ngày càng gia tăng.

 Viêm phổi có thể lây truyền qua không khí, qua những cơ quan lân cận, lây truyền qua đường máu hoặc hít phải. Ví dụ, bệnh nhân hắt hơi, trong nước bọt bắn ra sẽ chứa vi khuẩn sau đó lọt qua đường hô hấp, đây cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm phổi theo đường lân cận của các cơ quan hô hấp trên, ví dụ ở họng, ở mũi. Tại các cơ quan này nếu có vi khuẩn thì người bệnh sẽ hít sâu xuống cơ quan hô hấp dưới làm phá vỡ những chế độ bảo vệ của cơ thể, từ đó gây ra viêm phổi.

7. Bệnh đường ruột

Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Cách chữa trị: Uống thuốc để đẩy chất độc trong người ra ngoài, đồng thời dùng nhiều các chế phẩm từ muối (oserol) để bù lại lượng nước đã mất. Khi vẫn còn các triệu trứng của bệnh, chỉ nên ăn cháo làm từ gạo hay kiều mạch. Đừng sợ khi bị nôn hay tiêu chảy vì đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị ngộ độc.

Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chỉ nên mua thức ăn rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.

8. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa… hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Mùa hè không khí ẩm khiến muỗi càng dễ sinh sôi, nảy nở.

Cách phòng tránh: diệt lăng quăng, bò gậy ở các chum đựng nước, xung quanh nhà; phát quang bụi rậm để muỗi không có cơ hội ẩn nấp; mắc màn khi đi ngủ…

9. Viêm não Nhật Bản

Là bệnh do virus gây nên, trung gian truyền bệnh là muỗi Culex, một loại muỗi thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời và có thể gây thành dịch lớn.

10. Say nắng

Đây là hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có thể xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da và say nắng. Thời điểm nắng nóng gay gắt làm giãn mạch não gây tăng áp lực sọ và nhức đầu, có thể kèm theo nôn, hôn mê hay co giật do ức chế vỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.

Cách phòng chống: mang quần áo nhẹ và rộng, tìm kiếm môi trường mát, uống nhiều nước, tránh hoạt động vất vả ở nhiệt độ cao; những người không có công việc gì ngoài trời tốt nhất không nên ra ngoài khi trời nắng gắt (đặc biệt là người già và trẻ em).

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh (tổng hợp)

Nguồn tin: Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,677
  • Tháng hiện tại10,455
  • Tổng lượt truy cập1,703,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây