Các bước sơ cứu ban đầu cho trẻ khi bị đuối nước

Thứ hai - 03/07/2023 07:59 198 0

Đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt vào mùa hè. Nếu được phát hiện và cấp cứu muộn, trẻ có thể tử vong hoặc nếu sống cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề. Vì thế, phát hiện sớm, sơ cứu ban đầu tốt là chìa khóa quan trọng để giúp cho những trẻ bị đuối nước hồi phục tốt hơn.

1. Đưa trẻ ra khỏi nước

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng, người đưa trẻ ra khỏi đuối nước phải là người biết bơi, có kỹ năng cứu người bị đuối nước để tránh những rủi ro khác có thể xảy ra.

2. Gọi trợ giúp, nếu có những người khác xung quanh

Lưu ý: Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR - Cardiopulmonary Resuscitation) ngay lập tức là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn trẻ tử vong.

  • Nếu chỉ có một mình bạn, hãy làm theo các bước dưới đây trong hai phút trước khi dừng lại để gọi cấp cứu 115.
  • Nếu có những người khác xung quanh, trong khi bạn bắt đầu các bước bên dưới, hãy nhờ ai đó gọi 115 và thông báo cho nhân viên cứu hộ.

3. Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không

Xem trẻ có thở không: Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ. Bạn có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không? Nhìn xem lồng ngực của trẻ có di động không? (Thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể gọi tên của đứa trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không.

4. Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu CPR

Bạn không cần phải móc họng hoặc làm động tác để loại bỏ nước từ cổ họng của trẻ trước khi bắt đầu CPR.

  • Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn và cứng.
  • Nếu bạn nghi ngờ chấn thương cổ hoặc đầu, hãy di chuyển trẻ trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông) với nhau, giữ cho tất cả chúng thẳng hàng.
  • Nếu không chấn thương cổ: Giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để cho đường thở được thông thoáng. Nếu bạn nghi ngờ chấn thương cổ, không ngửa đầu, chỉ cần ấn hàm. Đối với em bé, hãy cẩn thận không ngửa đầu ra sau quá nhiều.
  • Khi thổi ngạt: Với trẻ sơ sinh, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt được kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi của trẻ và đưa miệng của bạn qua miệng của đứa trẻ.
  • Thổi vào miệng trẻ trong 1 giây: Ngực của trẻ sẽ phồng lên khi bạn làm điều này.
  • Lặp lại hơi thở lần thứ hai

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh (tổng hợp)

Nguồn tin: TTXVN, VinMec

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,669
  • Tháng hiện tại58,534
  • Tổng lượt truy cập1,752,002
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây