Thành phố Tây Ninh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử

Thứ sáu - 15/11/2024 10:41 35 0

Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce. Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010. Chính phủ sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài đã ban hành Nghị định về thương mại điện tử.

Thực hiện Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025. UBND thành phố Tây Ninh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2024 với mục đích tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai ứng dụng TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến, khuyến khích phát triển các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến, thúc đẩy phát triển TMĐT. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông khác.

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Thương mại điện tử (TMĐT) hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Internet & Mạng điện tử.

Trong số đó 4 hình thức chúng ta thường nghe nhất là: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng), C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp).

1. B2C: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng

Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày trực tuyến từ nhà sản xuất Biti’s, đây là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

2. B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Thương mại điện tử B2B liên quan đến các hoạt động thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói…

3. C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng

Một trong những những mô hình kinh doanh thương mại điện tử được hình thành sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên Shopee, Amazon, Lazada.

4. C2B: Người tiêu dùng đến doanh nghiệp

C2B là mô hình kinh doanh đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống. C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá nhân sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều này là mô hình kinh doanh như Unsplash, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khánh

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thủ tục hành chính
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH PHỦ
TRA CỨU VĂN BẢN
cong khai ngân sách
gop y du thao
CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ
Internet Speed
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay1,856
  • Tháng hiện tại58,721
  • Tổng lượt truy cập1,752,189
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây